Lựa chọn mục tiêu Vùng_Sâu_Hubble

HDF nằm ở trung tâm của bức ảnh này. Bức ảnh chụp một vùng trời có chiều rộng 1 độ cung. Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ chiếm khoảng 1/4 bức hình này.

Các vùng được lựa chọn cho các quan sát cần thỏa mãn một số tiêu chí. Nó phải ở một xích vĩ cao, bởi vì bụi vũ trụ và các vật chất trong mặt phẳng của đĩa Ngân Hà sẽ cản trở việc quan sát các thiên hà xa xôi tại xích vĩ thấp. Các vùng mục tiêu cần tránh các nguồn sáng mạnh (chẳng hạn các như ngôi sao ở tiền cảnh), và các nguồn hồng ngoại, cực tímtia X, để tạo điều kiện nghiên cứu sau này ở các bước sóng khác nhau về các đối tượng trong vùng ở xa, và cũng cần thiết nằm trong một khu vực với một nền thấp hồng ngoại 'ti', được cho là gây ra bởi các hạt bụi ấm nóng trong đám mây lạnh chứa khí hydro (vùng H I).[4]

Các tiêu chí này giới hạn các khu vực mục tiêu tiềm năng. Các nhà thiên văn cũng quyết định rằng mục tiêu phải ở trong các 'khu quan sát liên tục' (CVZ) của Hubble - các khu vực của bầu trời mà không bị Trái Đất hoặc Mặt Trăng che khuất khi Hubble bay trên quỹ đạo[4]. Tổ công tác đã quyết định tập trung vào các CVZ phía Bắc, để cho các kính viễn vọng ở Bắc bán cầu như kính thiên văn Keck, hay kính ở Đài quan sát Quốc gia đỉnh KittDãy Ăng ten Rất Lớn (VLA) có thể tiến hành các quan sát phối hợp tiếp theo [5].

Ban đầu xác định được hai mươi vùng đáp ứng các tiêu chí này, từ đó ba ứng cử viên tối ưu đã được lựa chọn, tất cả trong chòm sao Đại Hùng. Quan sát ảnh chụp radio với VLA đã loại trừ một trong những vùng này bởi vì nó chứa một nguồn radio mạnh. Quyết định lựa chọn giữa hai vùng còn lại đã được thực hiện trên cơ sở về sự hiện diện của các ngôi sao dẫn hướng nằm gần vùng quan sát. Các quan sát của Hubble thông thường đòi hỏi một đôi ngôi sao gần đó mà Thiết bị Cảm ứng Dẫn hướng có thể chốt để căn chỉnh tọa độ quan sát trong thời gian chụp ảnh. Với tầm quan trọng của các quan sát HDF, nhóm làm việc yêu cầu một bộ sao dẫn hướng thứ hai để dự phòng. Vùng cuối cùng đã được lựa chọn nằm ở vị trí có xích kinh 12h 36m 49.4s và xích vĩ +62° 12′ 58″ [4][5] bao phủ một diện tích chỉ rộng 5,3 phút cung vuông [6]. Diện tích này chiểm khoảng 1 / 28,000,000 của tổng diện tích bầu trời [7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vùng_Sâu_Hubble http://irsa.ipac.caltech.edu/data/GOODS/ http://curious.astro.cornell.edu/question.php?numb... http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Natur.394..860H http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://oposite.stsci.edu/pubinfo/PR/97/hdf-key-fin... http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/clearinghouse... http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/hdf.html http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/project/field... http://www.adass.org/adass/proceedings/adass99/O1-... http://arxiv.org/abs/astro-ph/9808273